This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

test


Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

TỤ ĐIỆN

Tụ điện : Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv…
1. Cấu tạo của tụ điện .
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.
 
Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hoá
2. Hình dáng thực tế của tụ điện.
Hình dạng của tụ gốm.
Hình dạng của tụ hoá
3. Điện dung , đơn vị và ký hiệu của tụ điện.* Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C = ξ . S / d
  • Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
  • ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
  • d : là chiều dày của lớp cách điện.
  • S : là diện tích bản cực của tụ điện.
* Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF).
  • 1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F
  • 1 µ Fara = 1.000 n Fara
  • 1 n Fara = 1.000 p Fara
* Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)
Ký hiệu của tụ điện trên sơ đồ nguyên lý.
. Sự phóng nạp của tụ điện .
Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Minh hoạ về tính chất phóng nạp của tụ điện.
* Tụ nạp điện : Như hình ảnh trên ta thấy rằng , khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp này làm bóng đèn loé sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn tắt.
* Tụ phóng điện : Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương (+) của tụ phóng qua bóng đền về cực âm (-) làm bóng đèn loé sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt.
=> Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay thời gian phóng nạp càng lâu.
5 . Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện.
* Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ
=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ .
Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V
* Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu
Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu.
  • Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
  • Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
    Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
    = 470 n Fara = 0,47 µF
  • Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .
* Thực hành đọc trị số của tụ điện.
Cách đọc trị số tụ giất và tụ gốm .
Chú ý : chữ K là sai số của tụ .
50V là điện áp cực đại mà tụ chịu được.
* Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara
Một cách ghi trị số khác của tụ giấy và tụ gốm.
6. Ý nghĩ của giá trị điện áp ghi trên thân tụ :
  • Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
  • Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
  • Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. vv..
7 – Phân loại tụ điện
7.1) Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực ) Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.
Tụ gốm – là tụ không phân cực.
7.2) Tụ hoá ( Tụ có phân cực ) Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..
Tụ hoá – Là tụ có phân cực âm dương.
7.3) Tụ xoay . Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.
Tụ xoay sử dụng trong Radio
8 – Phương pháp kiểm tra tụ điện
8.1) Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm.
Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập ta quan sát hình ảnh sau đây .
Đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm .
  • Ở hình ảnh trên là phép đo kiểm tra tụ gốm, có ba tụ C1 , C2 và C3 có điện dung bằng nhau, trong đó C1 là tụ tốt, C2 là tụ bị dò và C3 là tụ bị chập.
  • Khi đo tụ C1 ( Tụ tốt ) kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ. ( Lưu ý các tụ nhỏ quá < 1nF thì kim sẽ không phóng nạp )
  • Khi đo tụ C2 ( Tụ bị dò ) ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ.
  • Khi đo tụ C3 ( Tụ bị chập ) ta thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.
  • Lưu ý: Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang x1KΩ hoặc x10KΩ, và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.
8.2) Đo kiểm tra tụ hoá
Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô ( khô hoá chất bên trong lớp điện môi ) làm điện dung của tụ bị giảm , để kiểm tra tụ hoá , ta thường so sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung, hình ảnh dưới đây minh hoạ các bước kiểm tra tụ hoá.
Đo kiểm tra tụ hoá
  • Để kiểm tra tụ hoá C2 có trị số 100µF có bị giảm điện dung hay không, ta dùng tụ C1 còn mới có cùng điện dung và đo so sánh.
  • Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω ( điện dung càng lớn thì để thang càng thấp )
  • Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.
  • Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta thấy tụ C2 phóng nạp kém hơn do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.
  • Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.
Chú ý : Nếu kiểm tra tụ điện trực tiếp ở trên mạch , ta cần phải hút rỗng một chân tụ khỏi mạch in, sau đó kiểm tra như trên.
9 – Các kiểu mắc và ứng dụng
9.1 . Tụ điện mắc nối tiếp .
  • Các tụ điện mắc nối tiếp có điện dung tương đương C tđ được tính bởi công thức : 1 / C tđ = (1 / C1 ) + ( 1 / C2 ) + ( 1 / C3 )
  • Trường hợp chỉ có 2 tụ mắc nối tiếp thì C tđ = C1.C2 / ( C1 + C2 )
  • Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của các tụ cộng lại. U tđ = U1 + U2 + U3
  • Khi mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá ta cần chú ý chiều của tụ điện, cực âm tụ trước phải nối với cực dương tụ sau:
Tụ điện mắc nối tiếp Tụ điện mắc song song
9.2 – Tụ điện mắc song song.
  • Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung của các tụ cộng lại . C = C1 + C2 + C3
  • Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp nhất.
  • Nếu là tụ hoá thì các tụ phải được đấu cùng chiều âm dương.
9.3 – Ứng dụng của tụ điện .
Tụ điện được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiết bị điện tử, tụ điện là một linh kiện không thể thiếu đươc, mỗi mạch điện tụ đều có một công dụng nhất định như truyền dẫn tín hiệu , lọc nhiễu, lọc điện nguồn, tạo dao động ..vv…
Dưới đây là một số những hình ảnh minh hoạ về ứng dụng của tụ điện.
* Tụ điện trong mạch lọc nguồn.
Tụ hoá trong mạch lọc nguồn.
  • Trong mạch lọc nguồn như hình trên , tụ hoá có tác dụng lọc cho điện áp một chiều sau khi đã chỉnh lưu được bằng phẳng để cung cấp cho tải tiêu thụ, ta thấy nếu không có tụ thì áp DC sau đi ốt là điên áp nhấp nhô, khi có tụ điện áp này được lọc tương đối phẳng, tụ điện càng lớn thì điện áp DC này càng phẳng.
* Tụ điện trong mạch dao động đa hài tạo xung vuông.
Mạch dao động đa hài sử dụng 2 Transistor
  • Bạn có thể lắp mạch trên với các thông số đã cho trên sơ đồ.
  • Hai đèn báo sáng sử dụng đèn Led dấu song song với cực CE của hai Transistor, chú ý đấu đúng chiều âm dương.

    Tụ Điện

                - Tụ điện là linh kiện đặc biệt: nó tích trữ sau đó có thể xả trở lại năng lượng, nó ít tiêu tốn năng lượng. Ứng dụng của nó lọc nhiễu và là phần tử không thể thiếu trong các mạch điện và các bộ Vi Xử Lý.
    cấu tạo của tụ điện
                - Điều đặc biệt của tụ là nó có thể xả hết năng lượng được tích trữ trong thời gian ngắn, và do nó tiêu tốn năng lượng ít nên không nóng. Tụ thường để lọc nguồn, nên trong bất kỳ thiết bị điện tử nào khi thấy có tụ lớn là nơi đó là điểm ra của nguồn hay đầu vào của nguồn chính.
                - Hồi nhỏ khi mới biết về điện tôi thường thắc mắc và tự hỏi tại sao khi cắm tụ điện của quạt vào nguồn điện 220v nhà tôi mà nó không nóng, nhưng vẫn thấy tia lửa điện nẹt ra rất rõ khi cắm vào nguồn. Trong khi cắm điện trở vào nguồn điện lại nóng. Đó là điểm đặc biệt của tụ.
    Một Số Hình Dạng của tụ điện
                - Tụ điện được cấu tạo đơn giản: Chỉ cần 2 lớp kim loại bất kỳ song song với nhau được cách ly bởi 1 lớp cách điện, Nên tụ điện hình thành trong cả hay đường mạch in. Nhưng chúng lại có tác dụng để ứng dụng trong mạch điện rất nhiều, đây là điều kỳ diệu của tạo hóa.
                - Đặc điểm của Tụ Điện:
                    + Đặc điểm cơ bản và thú vị của tụ điện: là điện áp không thay đổi một cách độ ngột mà biến thiên theo thời gian, nên khi ta cắm tụ vào nguồn hay xả tụ thường gây ra tia lửa điện kèm theo tiếng nổ do hiện tượng dòng điện tăng vọt. Sinh công suất tức thời lớn.
                    + Không tổn hao năng lượng.
                - Tụ điện nhiều lớp multiplayer capacity: Đây là loại tụ hoạt động ở tần số cao nên khi hoạt động ở tần số cao phải dùng tụ này để lọc nhiễu. Nếu không có tụ này thì mạch sẽ hoạt động kém về công suất như ampli ở tần số cao đanh thét không hay đặc biệt là tiếng treble khi mở lớn. Trong mạch Switching thì còng công suất sẽ dễ bị đánh thủng đặc biệt là tụ chống điện áp ngược khi còng mở(off). Nên tụ này rất quan trọng nếu không đúng sẽ ảnh hưởng lớn  đến chất lượng sản phẩm.


Bài viết: Tụ điện 

Nguồn Zing Blog

Cảm biến siêu âm SRF05




 Cảm biến SRF05 là một loại cảm biến khoảng cách dựa trên nguyên lý thu phát siêu âm. Cảm biến gồm một bộ phát và một bộ thu sóng siêu âm. Sóng siêu âm từ đầu phát truyền đi trong không khí, gặp vật cản (vật cần đo khoảng cách tới) sẽ phản xạ ngược trở lại và được đầu thu ghi lại. Vận tốc truyền âm thanh trong không khí là một giá trị xác định trước, ít thay đổi. Do đó nếu xác định được khoảng thời gian từ lúc phát sóng siêu âm tới lúc nó phản xạ về đầu thu sẽ quy đổi được khoảng cách từ cảm biến tới vật thể. Cảm biến SRF05 cho khoảng cách đo tối đa lên tới 3-4 mét.
Tổng quan
SRF05 có thể thiết lập cách hoạt động thông qua các chân điều khiển MODE. Nối hoặc không nối chân MODE xuống GND cho phép cảm biến được điều khiển thông qua giao tiếp dùng 1 chân hay 2 chân IO.
Cách 1 – Tách riêng chân TRIGGER và ECHO (tương thích với cảm biến SRF04)
Modun cảm biến SRF05 có hai chân TRIGGER và ECHO riêng biệt. Khi chân MODE để trống (chân MODE có điện trở kéo lên VCC, khi để trống nó sẽ nhận mức điện áp VCC) SRF05 sẽ sử dụng cả 2 chân chức năng TRIGGER và ECHO cho việc điều khiển hoạt động của cảm biến.
Từ hình vẽ mô tả trên, để điều khiển SRF05 ở MODE1 cần cấp cho chân TRIGGER một xung điều khiển với độ rộng tối thiểu 10uS. Sau đó một khoảng thời gian, đầu phát sóng siêu âm sẽ phát ra sóng siêu âm, vi xử lý tích hợp trên modun sẽ tự xác định thời điểm phát sóng siêu âm và thu sóng siêu âm. Vi xử lý tích hợp này sẽ đưa kết quả thu được ra chân ECHO. Độ rộng xung vuông tại chân ECHO tỉ lệ với khoảng cách từ cảm biến tới vật thể.
Cách 2: Sử dụng một chân cho cả TRIGGER và ECHO
Ở chế độ này, một chân của vi xử lý sẽ điều khiển quá trình phát xung của cảm biến siêu âm và việc đọc tín hiệu trả về. Yêu cầu lúc đó chân MODE cần được nối đất (GND). Đầu tiên xuất một xung với độ rộng tối thiểu 10uS vào chân TRIGGER-ECHO (chân số 3) của cảm biến. Sau đó vi xử lý tích hợp trên cảm biến sẽ phát ra tín hiệu điều khiển đầu phát siêu âm. Sau 700uS kể từ lúc kết thúc tín hiệu điều khiển, từ chân TRIGGER-ECHO có thể đọc ra một xung mà độ rộng tỉ lệ với khoảng cách từ cảm biến tới vật thể.

Video trên youtube:

Sử dụng IC PT2262 và PT2272 trong Điều khiển từ xa

Sử dụng IC PT2262 và PT2272 trong Điều khiển từ xa


Cặp ic PT2262 và PT2272 có rất nhiều hữu ích trong công việc mã hóa , giải mã hay điều khiển. Giá mua lẻ có 5500 đ --> 6000 đ 1 con.
Giới thiệu: PT2262 và PT2272 là sản phẩm của Princeton Technology được phát triển và ra đời sau dòng mã hóa 12E/D của hãng Holtek.


PT2262 có 2 loại chính : loại có 8 địa chỉ mã hóa , 4 địa chỉ dữ liệu và loại có 6 địa chỉ mã hóa và 6 địa chỉ dữ liệu. Mã hóa 12 bit 1 khung A0-->A7, D0-->D3.
Các linh kiện PT2262 đưa vào việt Nam chỉ có loại PT2262 với 8 địa chỉ mã hóa và 4 địa chỉ dữ liệu.

Tương tự với PT2262 có 2 kiểu thì PT2272 cũng có 2 kiểu:
  • PT2272 có 8 địa chỉ giải mã và 4 dữ liệu đầu ra thường được kí hiệu: T2272 - L4
  • PT2272 có 6 địa chỉ giải mã và 6 giữ liệu ra: kí hiệu PT2272 - L6 .
Loại L4 là thông dụng ở việt nam và ít có loại L6.

PT2262 có " 3 mũ 12 " mã hóa tức là có thể mã hóa 531441 mã mới có thể trùng lặp lại. So với thằng anh HT12E ra đời trước nó thì nó trội hơn hẳn về cái khoản mật mã này. ( HT12E chỉ có 2 mũ 12 mã hóa ).
Cách mã hóa PT2262 có thể làm được bằng cách nối ngắn mạch các chân "mã hóa địa chỉ " lên dương nguồn (mã hóa +) và xuống âm nguồn (mã hóa -) hoặc có thể bỏ trống (mã hóa 0).

+ Dữ liệu + mã hóa được truyền trên một khung 12 bit gồm 8 bit đầu là mã hóa (A0-->A7 ) và 4 dữ liệu . Bởi vậy bạn có thể truyền được song song 4 bit dữ liệu 0 hoặc 1. Nếu để truyền dữ liệu thì nên để mặc định cho 4 chân dữ liệu này là 0 hoặc là 1 bằng cách nối thêm điện trở " kéo lên " hoặc " đưa xuống GND) để tránh nhiễu.

PT2262 dùng dao động ngoài: đơn giản là chỉ cần lắp thêm 1 điện trở dao động vào chân 15 và chân 16 của PT2262.

+ Tín hiệu encoder được đưa ra ở chân 17 của PT2262, chân này thường ở mức 1 khi tín hiệu nghỉ và mức 0 khi tín hiệu hoạt động.
Tín hiệu đưa ra gồm : sóng mang dao động < 700KHz + địa chỉ mã hóa + dữ liệu.

+ Tần số Sóng mang dao động được quyết định bởi R chân 15 và 16 và được tính bằng : f = R/12 . Ví dụ : mắc điện trở 470k vào chân 15 và 16 đầu ra chân 17 sẽ có 470/12 = khoảng 39Khz ( cái này có thể làm điều khiển hoặc truyền dữ liệu bằng hồng ngoại với con PT2262 đấy nhé. )

(PT2262 có điện áp rộng : Có thể làm việc được từ 2,5V đến 15 V . Trong datasheet của nó là từ 4 V nhưng qua thời gian rất dài làm việc và nghiên cứu con này có thể khẳng định được về điện áp của nó làm việc rất thấp. --- " đã từng chế tạo và xuất xưởng gần 1 vạn mạch sử dụng cặp PT2262 và PT2272 để làm điều khiển ".

PT2272 là con giải mã của PT2262 nó cũng có 8 địa chỉ giải mã tương ứng + 4 dữ liệu ra + 1 chân báo hiệu mã đúng VT ( chân 17 ).

Cách giải mã như sau : Chân 15 và 16 cũng cần một điện trở để làm dao động giải mã . Trong dải hồng ngoại hoặc dưới 100KHz có thể dùng R rất lớn hoặc không cần. Nhưng từ khoảng 100KHz dao động trở lên --- thì bắt buộc phải dùng R để tạo dao động cho PT2272.

Giá trị R của PT2272 sẽ bằng khoảng : ( Giá trị R của PT2262) chia cho 10
---> ví dụ : PT2262 mắc điện trở 4,7 megaom thì PT2272 sẽ mắc 470k

Giải mã : các chân mã hóa của PT2262 ( chân 1 đến chân 8 ),nối thế nào thì các chân giải mã của PT2272 cũng phải nối tương tự như vậy.

Chân nào nối dương, chân nào nối âm, chân nào bỏ trống ...v.v thì chân ( 1 đến 8 )của PT2272 hãy làm như thế . Khi truyền một mã đúng và giải mã đúng thì chân 17 của PT2272 sẽ có điện áp cao đưa ra , báo hiệu là đã đúng mã hóa. 4 chân dữ liệu có thể truyền song song, nối tiếp rất động lập.

Tóm lại bạn xài cặp này bạn có thể làm mạch RF rồi lấy data ở ngõ ra pt2262 và trả lại data cho pt2272, rồi toàn quyền xử lý(có thể nối với vi điều khiển) hoặc mua mạch RF có bán sẵn rồi nối với cặp pt là xong.

Sơ đồ mạch phát dùng PT2262:

Sơ đồ mạch thu dùng PT2272:


Module nRF24L01 2.4G

Module nRF24L01 2.4G 
o Modul nRF24L01 hoạt động ở tần số sóng ngắn 2.4G nên Modul này khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao và truyền nhận dữ liệu trong điều kiện môi trường có vật cản o Modul nRF24L01 có 126 kênh truyền. Điều này giúp ta có thể truyền nhận dữ liệu trên nhiều kênh khác nhau. o Modul khả năng thay đổi công suất phát bằng chương trình, điều này giúp nó có thể hoạt động trong chế độ tiết kiệm năng lượng.


1.Thông số kỹ thuật:
Radio
Hoạt động ở giải tần 2.4G
Có 126 kênh
Truyền và nhận dữ liệu
Truyền tốc độ cao 1Mbps hoặc 2Mbps.
Công suất phát:
Có thể cài đặt được 4 công suất nguồn phát: 0,-6,-12,-18dBm.
Thu:
Có bộ lọc nhiễu tại đầu thu
Kếch đại bị ảnh hưởng bởi nhiễu thấp (LNA)
Nguồn cấp:
Hoạt động từ 1.9-3.6V.
Các chân IO chạy được cả 3.3 lẫn 5V.
Giao tiếp:
4 pin SPI
Tốc độ tối đa 8Mbps
3-32 bytes trên 1 khung truyền nhận
[IMG]
-Phân tích:
Modul nRF24L01 hoạt động ở tần số sóng ngắn 2.4G nên Modul này khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao và truyền nhận dữ liệu trong điều kiện môi trường có vật cản
Modul nRF24L01 có 126 kênh truyền. Điều này giúp ta có thể truyền nhận dữ liệu trên nhiều kênh khác nhau.
Modul khả năng thay đổi công suất phát bằng chương trình, điều này giúp nó có thể hoạt động trong chế độ tiết kiệm năng lượng.
Chú ý: Điện áp cung cấp cho là 1.9à3.6V. Điện áp thường cung cấp là 3.3V. Nhưng các chân IO tương thích với chuẩn 5V. Điều này giúp nó giao tiếp rộng dãi với các dòng vi điều khiển.
2. Sơ đồ phần cứng:
[IMG]

Sơ đồ kết nối vi điều khiển:
[IMG]
Khi kết nối tới vi điều khiển bạn nhớ cấu hình chân đó là output hay input (AVR, PIC)
3.Phần mềm.
Bạn có thể tham khảo trong code của mình update theo Product. Mình sẽ giải thích cách cài đặt để hoạt động trong các chế độ.
Khung truyền:

[IMG]

a. - Địa chỉ truyền nhận:
Khung truyền của nRF24L01 từ 3-5 bytes dùng làm địa chỉ. Bạn có thể cấu hình, nhưng địa chỉ truyền như thế nào thì địa chỉ nhận của chip tương ứng phải giống như thế để có thể thu được tín hiệu. Trong chương trình mình dùng 5 byte cho địa chỉ truyền nhận.
HTML:
#define TX_ADR_WIDTH    5      // 5 uints TX address width
 
#define RX_ADR_WIDTH    5      // 5 uints RX address width
 
unsigned char const TX_ADDRESS[TX_ADR_WIDTH]= {0x34,0x43,0x10,0x10,0x01};
 
unsigned char const RX_ADDRESS[RX_ADR_WIDTH]= {0x34,0x43,0x10,0x10,0x01};
Hàm void init_NRF24L01(void)cấu hình truyền nhận :
HTML:
SPI_Write_Buf(WRITE_REG + TX_ADDR, TX_ADDRESS, TX_ADR_WIDTH);
 
SPI_Write_Buf(WRITE_REG + RX_ADDR_P0, RX_ADDRESS, RX_ADR_WIDTH); 
b. Khung dữ liệu
Khung dữ liệu từ 0-32 byte, hiện tại mình dùng 32 byte. Nếu bạn dùng số lượng byte khác thì có thể cấu hình trong biến.
HTML:
#define TX_PLOAD_WIDTH  32            // 32 uints TX payload
 
#define RX_PLOAD_WIDTH  32            // 32 uints TX payload
Hàm nRF24L01_TxPacket(unsigned char * tx_buf) gửi dữ liệu trong tx_buf
HTML:
SPI_Write_Buf(WR_TX_PLOAD, tx_buf, TX_PLOAD_WIDTH); // gửi dữ liệu 32 byte 
Trong hàmvoid init_NRF24L01(void)cấu hình số byte nhận.
HTML:
  SPI_RW_Reg(WRITE_REG + RX_PW_P0, RX_PLOAD_WIDTH); // Do rong data nhận 32 byte
[IMG]

c. - Kênh truyền nhận và địa chỉ nhận.
nRF24L01 có 126 kênh truyền. Ban có thể lựa chọn kênh truyền nào bạn muốn bằng hàm.
HTML:
SPI_RW_Reg(WRITE_REG + RF_CH, 0);        // kênh 0, tần số RF = 2400 + RF_CH* (1or 2 M)
Trong 1 kênh truyền, nRF24L01 có thể nhận được 6 luồng dữ liệu. Do đó bạn phải lựa chọn 1 trong 6 luồng đó.
HTML:
SPI_RW_Reg(WRITE_REG + EN_AA, 0x01);      // 0x01 Luồng P0
 
      // 0x02 Luồng P1
 
      // 0x03 Luồng P2
 
      // 0x04 Luồng P3
 
      // 0x05 Luồng P4
 
      // 0x06 Luồng P5
 
SPI_RW_Reg(WRITE_REG + EN_RXADDR, 0x01);  // 0x01 Enable  Luồng P0
 
                // 0x02 Enable  Luồng P1
 
                // 0x03 Enable Luồng P2
 
                // 0x04 Enable Luồng P3
 
                // 0x05 Enable Luồng P4
 
                // 0x06 Enable Luồng P5
d. Tốc độ đường truyền và công suất nguồn phát
HTML:
SPI_RW_Reg(WRITE_REG + RF_SETUP, 0x07);                        // 1M, 0dbm
e. Mã CRC, truyền nhận
Truyền:
HTML:
SPI_RW_Reg(WRITE_REG + CONFIG, 0x0E);                            // Enable CRC, 2 byte CRC, Send
Nhận:
HTML:
SPI_RW_Reg(WRITE_REG + CONFIG, 0x0F);                            // Enable CRC, 2 byte CRC, Recive

f. Cách gửi dữ liệu:
Sau khi cấu hình các trạng thái hoạt động của nRF24L01 thông qua hàm:
void init_NRF24L01(void)
Để gửi dữ liệu đi bạn làm theo các bước sau.
Cho dữ liệu vào buffer, biến TxBuf[32]
Chọn nRF24L01 ở chế độ phát, gọi hàm void SetTX_Mode(void);
Gọi hàm void nRF24L01_TxPacket(unsigned char * tx_buf); để truyền dữ liệu trong TxBuf[32] đi
g. Cách nhận dữ liệu
Chọn nRF24L01 ở chế độ thu, gọi hàm void SetRX_Mode(void);
Độ dữ liệu trong bộ đệm sau khi gọi hàm unsigned char nRF24L01_RxPacket(unsigned char* rx_buf);